image banner
PHÒNG CHỐNG BỆNH CHÂN - TAY - MIỆNG VÀO MÙA HÈ

PHÒNG CHỐNG BỆNH CHÂN - TAY - MIỆNG VÀO MÙA HÈ


    Bệnh Tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng lợi lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để hạn chế lây lan. 
Người lớn cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus, hoặc bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Giai đoạn bệnh khởi phát các dấu hiệu dễ nhận thấy gồm:
Sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38oC) hoặc bị sốt cao (38-39oC).
Đau họng.
Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.
Chảy nước bọt nhiều.
Biếng ăn.
- Tiêu chảy vài lần trong ngày.
* Giai đoạn toàn phát (thường sau các dấu hiệu bệnh khởi phát 1-2 ngày)
Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bọng nước có đường kính từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục có thể mọc nổi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi xuất hiện các bọng nước có đường kính 2 - 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến đau khi ăn.
Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,
Ở giai đoạn toàn phát bắt đầu phát ban ở bàn chân
Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bọng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp chỉ xuất hiện loét miệng.
*Các biện pháp phòng bệnh.
- Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
-Vệ sinh răng miệng và thân thể trẻ luôn sạch sẽ, không cậy vỡ nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh cho người khác.
-Cần tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ, cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu.
-Không cho trẻ mút tay, không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.
-Vệ sinh môi trường, khử trùng lớp học và các đồ chơi của trẻ.
-Khi trẻ bị mắc bệnh tay- chân- miệng cần cho trẻ nghỉ học không đến lớp để tránh lây truyền bệnh cho những trẻ khác.
*Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu nghi ngờ để được khám và điều trị kịp thời.
anh tin bai

 

Thông tin mới nhất




Đăng nhập